Một số giải pháp khắc phục tình trạng học sinh lười học và tình trạng ghi chép bài không đầy đủ của học sinh

Thứ tư - 05/06/2013 08:03
Sáng ngày 25/9/2013 hội đồng sư phạm trường THCS Lộc Sơn đã có buổi sinh hoạt chuyên môn để trao đổi một số giải pháp khắc phục tình trạng học sinh lười học cũng như tình trạng học sinh lớp 6 chưa biết cách ghi chép bài trong giờ học.
     
img 0777

Nội dung buổi sinh hoạt chuyên môn tập trung giải quyết ba vấn đề sau:

1. Khắc phục tình trạng lười học của học sinh
2.  Khắc phục tình trạng học sinh ghi chép bài không đầy đủ ( đối với học sinh các khối 7,8,9)
3. Khắc phục tình trạng học sinh khối 6 kĩ năng ghi bài chậm, sai chính tả nhiều 


            Sau đây là tóm tắt nội dung của buổi sinh hoạt chuyên môn:
    
I- ĐẶT VẤN ĐỀ:
    
  Qua kiểm tra và lắng nghe ý kiến trao đổi từ giáo viên, thực trạng của học sinh từ đầu năm đến nay có nhiều vấn đề cần tập trung trí tuệ và sức mạnh của HĐSP nhà trường để giải quyết. Trong cuộc họp chuyên môn hôm nay, tập thể tiến hành đánh giá cụ thể hơn thực trạng  trên, từ đó phân tích nguyên nhân và bàn bạc các giải pháp khắc phục.
 
II- PHẦN TRÌNH BÀY CỦA CÁC TỔ CHUYÊN MÔN:

    1) Thực trạng:

- Trong tiết học còn một số HS không chịu ghi chép bài, không tập trung học tập, làm việc riêng
- Một số học sinh không học bài cũ, không làm bài tập về nhà.
- HS không biết cách ghi bài
- HS ghi chậm
- HS không tập trung


     2) Nguyên nhân:

- Một số môn học xã hội còn bị quan niệm là môn học phụ vì thế học còn mang tính đối phó.
- Hoàn cảnh gia đình một số em gặp nhiều khó khăn về vật chất cũng như tình thần. Một số phụ huynh chưa thực sự hoặc chưa quan tâm
- Một số đối tượng học sinh chưa xác định được mục đích học tập, ham chơi, nghiện game
- Tố chất của một số HS (khả năng trình bày yếu, trí nhớ kém)
- Nội dung bài học một số bộ môn còn dài, nặng về kiến thức vì vậy không thu hút được sự quan tâm của học sinh.


      3) Các giải pháp khắc phục từng vấn đề:

* Ý kiến của cô Huỳnh Thị Thúy (giáo viên bộ môn Lịch Sử) về giải pháp khắc phục tình trang học sinh lười học:

- Kiểm tra HS thường xuyên, kiểm tra bằng nhiều hình thức: kiểm tra miệng, kiểm tra trên giấy…
- Trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để nắm bắt tâm tư tình cảm cá nhân và hoàn cảnh gia đình của HS để có biện pháp giáo dục phù hợp.
- Cuối mỗi tiết học, giáo viên nên giành thời gian củng cố bài học, yêu cầu HS học bài cũ với một số câu hỏi phải cụ thể, rõ ràng…
- Đầu tư tiết dạy tốt (nội dung, kiến thức, phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng trực quan sinh động …) tạo sức hấp dẫn của môn học.


* Ý kiến của cô Hồ Thị Quỳnh Nga (giáo viên bộ môn Mĩ Thuật) về giải pháp khắc phục tình trang học sinh lười học 

a) Đối với gia đình:
- Cần tạo môi trường học tập tốt cho HS
- Cần hường xuyên quan tâm, kiểm tra giờ giấc, nội dung học tập của HS, không  nên xem nhẹ môn nào.
- Kết hợp kịp thời với GVCN để uốn nắn các em
b) Đối với giáo viên bộ môn
- Cần có phương pháp giáo dục hiệu quả, thường xuyên đổi mới phương pháp giáo dục gây sự chú ý, hứng thú đối với HS, kích thích sự tò mò tìm hiểu của HS, giúp HS thấy được vai trò của môn học trong thực tiễn cuộc sống.
- Có những hình thức xử lý đối với HS không làm bài, cập nhật số lần vi phạm vào sổ theo dõi bộ môn để có những công nhận tiến bộ hay để cảnh báo kịp thời.
c) Đối với giáo viên chủ nhiệm
- Có nội quy của lớp và cách xử lý rõ ràng
- Thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh
- Giải quyết tốt các vấn đề tồn tại trong lớp
- Tạo nhóm học tập, đôi bạn cùng tiến, hco5 sinh khá giỏi kèm học sinh trung bình và yếu để nâng dần kết quả của từng cá nhân
- Thường xuyên tuyên dương, động viên, khuyến khích kịp thời những em có tiến bộ nằm kích thích sự ham học, xây dựng cho các em ý thức tự học để các em phấn đấu thi đua với các bạn.
* Ý kiến của cô Lê Thị Thu (giáo viên bộ môn Văn) về giải pháp khắc phục tình trạng học sinh ghi chép bài không đầy đủ ( đối với học sinh các khối 7,8,9 và đặc biệt là học sinh khối 6)

a) Về phía giáo viên:
- GV nên ghi những kiến thức một cách cô đọng và đầy đủ nhất ở trên bảng trong suốt một tiết học để giúp các em viết chậm, viết thiếu dễ theo dõi và ghi chép một cách đầy đủ hơn.
- Đối với những em lười ghi bài hoặc ghi cẩu thả thì GVBM và GVCN nên dành một chút thời gian trong mỗi tiết học hoặc 15 phút đầu giờ để kiểm tra, nhắc nhở, động viên khích lệ các em thường xuyên.
- Đối với những đối tượng học sinh yếu chậm do tố chất mà viết bài không kịp thì GVCN phân công những em khá giỏi ngồi cạnh để nhắc nhở bạn ghi chép sau mỗi tiết học hoặc các giờ trống.
- GVBM và GVCN cần có sự kết hợp với nhau thường xuyên hơn trong việc quản lý ghi chép bài của HS.
b) Về phía phụ huynh
- GV chủ nhiệm nên thông báo trực tiếp đến phụ huynh về quy định đánh giá xếp loại HS trong năm học
- GV phải thông báo rõ tình hình học tập, ghi chép bài của các em HS thường xuyên vi phạm để phụ huynh nắm bắt kịp thời và có biện pháp khắc phục cùng nhà trường
- GVCN nên động viên và đưa ra một số giải pháp giúp phụ huynh có biện pháp kiểm tra con em mình một cách thường xuyên để giúp các em tiến bộ hơn.
    
img 0784
img 0779 1
img 0780
img 0781
Hình ảnh GV đại diện các tổ phát biểu tham luận
   III- PHẦN CHỐT Ý CỦA CHUYÊN MÔN TRƯỜNG:

    Sau khi các tổ chuyên môn thảo luận đề ra các giải pháp, P.HT phụ trách chuyên môn nhà trường chốt lại một số giải pháp như sau:

  * Vấn đề 1: Khắc phục tình trạng học sinh lười học:

    a) Tạo được sự yêu thích của học sinh đối với bộ môn:
- Năng lực của người thầy:
      + Bản thân mỗi GV phải không ngừng tự học, tự rèn, tích lũy tri thức để trở thành người thầy thực sự giỏi trong mắt học sinh
      + Vừa nghiêm khắc vừa thân thiện, giúp HS cảm nhận được tình yêu thương mà thầy cô dành cho các em
      +  Nghệ thuật sư phạm là yếu tố quan trọng. Trong đó óc hài hước, dí dỏm là một phần không thể thiếu để giúp các em cảm thấy thoải mái vui vẻ chờ đợi tiết học của thầy cô.
- Tạo kết thúc mở cho tiết học.
   b) Tăng cường công tác kiểm tra:
-  Thường xuyên ( ngay từ tuần 3 năm học)
- Thay đổi hình thức, nội dung kiểm tra:
     + Kiểm tra bằng giấy, kết hợp trong bài mới,v.v…
     + Nội dung kiểm tra vừa sức học sinh ( có phân loại – điểm dành cho phân loại từ 2 à 3 tùy theo từng bộ môn)
     + Chấm trả bài kịp thời, có nhận xét, đánh giá, khích lệ, điều chỉnh kịp thời; chú ý tính công bằng, khách quan.
- Xử lý kết quả kiểm tra:
     + Kết hợp với GVCN.
     + Kết hợp với CMHS
     + Kết hợp với BGH nhà trường


  * Vấn đề  2: Khắc phục tình trạng học sinh ghi chép bài chưa đầy đủ:

  - Bao quát lớp trong giờ học
  - Chấm vở ghi: thực hiện 1 lần/ tháng ; 5 em/ lần; công bố parem điểm cụ thể:
            VD:  + Chép bài đầy đủ: 6 điểm
                    + Trình bày khoa học, sạch đẹp: 3 điểm
                    + Bao bọc cẩn thận, có nhãn tên: 1 điểm
    Tùy mức độ đạt được của học sinh mà GV cho điểm, nếu thiếu có thể cho học sinh chép bổ sung nhiều lần, sau bài chép phải cólời cam kết và chữ kí của phụ huynh.
  *  Vấn đề 3: Hướng dẫn HS lớp 6 cách ghi bài, khắc phục lỗi chính tả:

- Ngay từ đầu năm GVBM – GVCN hướng dẫn HS cách phối hợp nhịp nhàng, thuần thục, nhanh nhẹn các thao tác:
     + Nghe (nghe giảng – nghe ý kiến của bạn)
     + Nói (phát biểu xây dựng bài)
     + Đọc (theo nội dung bài học)
     + Viết (ghi chép bài)
- Dành thời gian lâu cho HS ghi bài – nhắc các em tập viết nhanh dần
- Nội dung bài học ngắn gọn, bám chuẩn kiến thức kĩ năng, tránh ôm đồm ( học sinh ghi bài không kịp và học bài cũng khó khăn)
-  GV hướng dẫn HS cách sử dụng SGK, cách học bài kết hợp giữa vở ghi và SGK
- Trong quá trình HS ghi bài, ở những từ khó, từ học sinh hay có sự nhầm lẫn (s/x, tr/ch, l/n …), GV phải dừng lại để nhắc HS viết đúng chính tả, nhắc HS sử dụng dấu câu đúng ngữ pháp.
- Bao quát lớp .
- Thực hiện kiểm tra vở ghi và biểu dương những bạn ghi chép bài đầy đủ để nêu gương cho các bạn học tập
- Tích lũy những vở đẹp của HS những năm trước giới thiệu cho HS học tập.
    Trên đây là một số giải pháp nhỏ, thiết thực mà tập thể GV nhà trường có thể vận dụng để khắc phục các thực trạng chưa tốt từ học sinh. Kính mọng quý thầy cô cập nhật và biến những lời tâm huyết của đồng nghiệp thành những hành động thiết thực để cùng nhau góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
     Xin trân trọng cảm ơn phần chuẩn bị chu đáo từ các tổ chuyên môn!
     Kính chúc quý thầy cô sức khỏe và thành công!
 
     Buổi họp chuyên môn kết thúc lúc 11g cùng ngày.

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây