Chuyên đề: Đẩy mạnh công tác kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn

Thứ sáu - 25/11/2016 07:28
Ngày 24/11/2016 trường THCS Lộc SƠn tổ chức chuyên đề "Đẩy mạnh công tác kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn nhằm góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh"
Thực hiện báo cáo:
- Tổ Văn - Sử - Công Dân (Cô Vũ Thị Thảo)
- Tổ Anh - Thể - Nhạc - Họa
Đóng góp ý kiến, đề xuất bổ sung các giải pháp:
- Tổ: Địa - Sinh - Hóa (Cô Hồ Thị Minh Tâm)
- Tổ: Toán - Lý - Tin (Cô Nguyễn Thị Kim Tuyến)
Kính đề nghị quý thầy cô xem thêm để tham khảo và vận dụng vào thực tiễn giảng dạy. Xin chân thành cảm ơn!

 
CHUYÊN ĐỀ 1
ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC KẾT HỢP GIỮA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM VÀ GIÁO VIÊN BỘ MÔN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH
 
 
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong công cuộc đổi mới đất nước, việc phát triển nguồn nhân lực có đủ trình độ
 tri thức và phẩm chất đạo đức là trách nhiệm hết sức to lớn của ngành giáo dục. Ở Điều 2, Luật Giáo dục năm 2005 của nước ta có ghi: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công  dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”.Chính vì vậy,  Học tập luôn là vấn đề được toàn xã hội quan tâm, đặc biệt đất nước ta hôm nay đang trong đà hội nhập quốc tế, muốn kinh tế, xã hội phát triển thì không thể thiếu nhân tài giúp ích cho đất nước. Mà nhân tài thực sự không ở đâu xa xôi chính là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Vì thế mà trách nhiệm của mỗi giáo viên chúng ta ngày càng cao hơn. Và để phát triển toàn diện về nhân cách và năng lực của học sinh cần có sự phối hợp nhịp nhàng, khoa học và thường xuyên giữa các tổ chức trong nhà trường và giữa nhà trường với các tổ chức ngoài xã hội. Trong các mối quan hệ đó thì vai trò quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm (GVCN) và giáo viên bộ môn (GVBM) là một mắt xích vô cùng quan trọng không thể thiếu trong việc giáo dục toàn diện học sinh.
        Như chúng ta đã biết, GVCN là người thay mặt BGH nhà trường quản lí một tập thể học sinh. Để làm tốt được điều này thì GVCN cần nắm bắt được tâm sinh lí, năng lực học tập của các em thông qua quá trình tiếp cận các em dưới nhiều hình thức khác nhau một cách khéo léo như theo dõi tình hình học lực, hạnh kiểm của các em ngay khi mới nhận lớp vào đầu năm học, tìm hiểu qua gia đình, bạn bè và quan trọng hơn ai hết là những GVBM hàng ngày trực tiếp giảng dạy các em, nắm được sự chuyển biến về tâm sinh lí, khả năng của các em trong từng môn học của mình. Vì vậy việc phối hợp giữa GVCN và GVBM là sự cần thiết. Mặt khác, ngoài việc mỗi GVCN tự tiếp xúc để hiểu học sinh thì GVCN có thể thông qua GVBM để hiểu và nhận định những điều mình quan sát, nắm bắt tâm sinh lí học sinh để có biện pháp điều chỉnh kịp thời đối với học sinh có những biểu hiện lười học, vô lễ hay cá biệt, kịp thời khen thưởng đối với học sinh có sự phấn đấu, có thành tích tốt. Thông qua GVBM để  nắm bắt được năng lực học sinh từ đó có thể tư vấn định hướng  cách học tập các  bộ môn cho các em, đồng thời giúp các em yêu thích các môn học và có ý thức học đều các bộ môn trong nhà trường. Bởi lẽ nếu chỉ học tốt một vài môn học thì sẽ rất khó khăn cho các em trong các kì thi học kì và kì thi tuyển sinh sắp tới.
PHẦN 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 Là con người ai cũng có những mặt tốt và mặt xấu, ai cũng có nhược điểm và ưu điểm. Có nhiều em học tốt  về các môn tự nhiên nhưng cũng có những em học tốt về xã hội. Điều đó sẽ gây khó khăn cho các giáo viên không có lợi thế trong quá trình giảng dạy. Bên cạnh đó, mỗi học sinh có một tính cách khác nhau, hướng phấn đấu và mục tiêu phấn đấu cũng khác nhau. Để hiểu hết điều này đối với GVBM là điều còn khá vất vả bởi mỗi tuần học GVBM chỉ có vài tiết dạy để tiếp xúc các em. Do đó, để làm tốt công tác giảng dạy của mình đòi hỏi mỗi GVBM phải hiểu rõ học sinh, có cách nhìn thấu đáo hơn về từng đối tượng học sinh trong lớp học của mình và hơn hết là trao đổi với GVCN về tình hình học tập của học sinh, những mong muốn, nguyện vọng của học sinh để điều chỉnh phương pháp giảng dạy, giáo dục cho phù hợp.
       Thật ra GVCN cũng là GVBM nên việc trao đổi ý kiến với nhau là rất dễ nhưng để tìm ra hướng giải quyết tốt nhất thì không phải là việc đơn giản. Bản thân chúng  tôi là những GVCN đồng thời cũng là những giáo viên dạy bộ môn, chúng tôi xin đóng góp một số ý kiến của mình như sau:
 I. Với vai trò là GVCN:
 - Đầu năm học nắm tình hình của lớp qua GVCN cũ, Tổng phụ trách, các thầy cô giáo giảng dạy lớp mình năm học trước.
 - Tổ chức buổi họp Ban cán sự lớp để nắm kĩ hơn về tình hình học tập, học sinh cá biệt, mặt mạnh, yếu của lớp, tình hình thi đua của năm học trước, hoàn cảnh của một số em  cần có sự quan tâm của lớp, của GVCN, GVBM.
 - Tiến hành cho học sinh học nội quy lớp học ( theo lịch của nhà trường) có phân tích và hướng dẫn cách thực hiện nội quy rất kĩ và cụ thể hóa thành nội quy của lơp.
 - Trong buổi Đại Hội Chi Đội đầu năm, qua theo dõi và nhận xét của học sinh, GVCN cũ, GVBM, tôi lựa chọn một học sinh tháo vát, nhanh nhẹn, có trách nhiệm, uy tín làm lớp trưởng và các học sinh có năng lực để làm ban cán sự bộ môn và các tổ trưởng.
- Trong mỗi buổi học tôi phân công một học sinh ghi lại tình hình học tập của lớp  vào sổ nhật kí lớp để nắm thêm và kịp thời xử lí các biểu hiện khác xảy ra trong lớp.
- GVCN phải thường xuyên theo dõi kết quả học tập và đạo đức của các em qua sổ điểm, sổ đầu bài, trực tiếp qua giáo viên dạy từng môn để nắm bắt kịp thời năng lực của từng em. Qua việc theo dõi ấy chúng ta có thể giúp đỡ các em như lựa chọn những học sinh khá giỏi đưa vào đội tuyển bồi dưỡng nâng cao kiến thức, đối với những em học kém hơn thì nên quan tâm ôn tập kịp thời.
- Trực tiếp xử lý những học sinh vi phạm nội quy bị GVBM ghi tên trong sổ đầu bài. Sau khi tiến hành các biện pháp giáo dục, tôi yêu cầu học sinh viết kiểm điểm có ý kiến của phụ huynh, ghi ý kiến của mình vào kiểm điểm và yêu cầu học sinh vi phạm nộp trực tiếp cho GVBM.
- Cung cấp cho GVBM thông tin về cơ cấu tổ chức lớp, nội quy của lớp, sơ đồ lớp, danh sách học sinh cá biệt, học sinh học kém, danh sách ban cán sự bộ môn để GVBM nắm tình hình để có định hướng trong quá trình giảng dạy.
- GVCN cần tạo điều kiện hình thành mối quan hệ tốt đẹp giữa GVBM và HS, thường xuyên nhắc nhở HS tôn trọng tất cả các thầy cô. Kiên quyết xử lý những HS vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô, chây lười trong học tập. Khi được thông báo HS vi phạm, GVCN luôn lắng nghe thông tin từ hai phía để có hướng giáo dục tốt; tạo điều kiện để GVBM có thể hiểu được tình hình lớp dẫn đến thông cảm, thương yêu, đối xử công bằng với HS; truyền đạt những nhận xét của GVBM đến học sinh (khen - chê) để các em rút kinh nghiệm, phấn đấu.
 - GVCN biết lắng nghe những nhận xét của GVBM thậm chí là những phê phán cá nhân, tập thể lớp mình sau đó chọn lọc, phân tích thông tin để phối hợp tác động giáo dục cùng chiều, khắc phục khó khăn, vướng mắc của học sinh trong quá trình học tập, đề đạt nguyện vọng của học sinh với giáo viên bộ môn, để nâng cao chất lượng giáo dục.
 - Qua tìm hiểu năng lực của học sinh GVCN cần phối hợp với GVBM để giảng giải cho các em có thể tìm thấy khối học phù hợp với mình, định hướng nghề nghiệp cho các em đặc biệt là học sinh khối 9.
 I. Với vai trò là một GVBM:
 - Có trách nhiệm đảm bảo chất lượng dạy học, nề nếp của các lớp do mình phụ trách.
 - Đầu năm học, tìm hiểu về kết quả học tập năm học trước của lớp về bộ môn của mình, nắm danh sách học sinh yếu, học sinh cá biệt từ GVCN. Từ đó, GVBM có thể đưa ra các yêu cầu cụ thể về bộ môn của mình cho từng lớp, từng đối tượng học sinh.
 Ví dụ: GVBM có thể căn cứ vào năng lực học tập của từng lớp, từng em để có thể ra bài tập về nhà phù hợp với từng đối tượng , đúng trọng tâm để đảm bảo cho các em có thời gian học tập các môn học khác. Cho điểm thưởng để kích thích các em học tập, đặc biệt là khi tổ chức học nhóm.
-         Trong mỗi tiết học, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định học tập của học sinh
( kiểm tra SGK, vở ghi, vở bài tập, đồ dùng học tập…) Đặc biệt quan tâm đến đối tượng là học sinh vùng sâu, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, học sinh cá biệt để có biện pháp kết hợp với GVCN.
 -  Trực tiếp xử lý những học sinh vi phạm nội quy trong giờ học của mình. Một số trường hợp cần thông báo với GVCN và mời phụ huynh học sinh để trao đổi, bàn biện pháp kết hợp giáo dục.
 -  GVBM phải luôn đảm bảo công bằng, chính xác trong việc đánh giá tiết học, không nhận xét, đánh giá chung chung. Ghi rõ tên những học sinh vi phạm làm ảnh hưởng đến giờ học hoặc thường xuyên không thực hiện những yêu cầu của GV vào sổ đầu bài. Tuy nhiên chỉ ghi tên những học sinh thấy thực sự cần thiết phải có sự tác động của GVCN.
- GVBM phải khắt khe trong việc kiểm tra bài cũ, em nào không học bài, không làm bài, có hành vi không tốt cần phải báo ngay với GVCN để GVCN có biện pháp và báo về gia đình kịp thời.
 - Đối với những học sinh bị ghi tên vào sổ đầu bài hoặc bị nhắc nhở thì GVBM phải cương quyết không cho vào học giờ  sau nếu như chưa có ý kiến của GVCN, của PHHS.
 - Nắm bắt các thông tin từ GVCN sau mỗi lần họp phụ huynh để kịp thời nắm bắt ý kiến từ phụ huynh để có hướng điều chỉnh.
 - Phản ánh kịp thời, thường xuyên với  GVCN về tình hình học tập của lớp, kết quả học tập của những học sinh cá biệt, đề nghị đổi chỗ một số học sinh ( những em hay nói chuyện, thiếu tập trung trong giờ học).
 - Việc ôn tập, chuyên tâm môn học là tốt nhưng không được đồng nghĩa bảo các em từ bỏ hay xem thường các môn học khác. Như thế là một việc làm hoàn toàn sai lầm, khiến các em luôn trong tình trạng bị động.
 - GVCN và GVBM cần phối hợp động viên các em khi có chuyện không vui hoặc học tập kém vì “Cuộc sống không cần bạn giỏi nhất mà cần những bạn có cố gắng nhiều nhất”, “Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Con đường chắc chắn nhất để đi đến thành công là luôn luôn thử đi thử lại nhiều lần” (Thomas Edison)
- Ngoài ra mỗi GVCN và GVBM cần học hỏi, trao đổi nâng cao trình độ chuyên môn và phương pháp giáo dục hợp lí đối với từng đối tượng học sinh.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
          Qua trải nghiệm thực tế chúng tôi nhận thấy rằng nếu GVCN và GVBM có sữ kết hợp chặt chẽ thì việc nâng cao chất lượng học tập cho học sinh rất dễ dàng. Điều quan trọng nhất là khi chúng ta nói thì chúng ta phải làm. Với học sinh chúng ta đừng nên nói suông, vì như vậy các em sẽ coi thường và thường xuyên vi phạm. Trước học sinh bao giờ chúng ta cũng phải là những người có uy tín, có năng lực thực sự, dám nghĩ, dám làm và luôn phải chứng tỏ cho học sinh thấy là chúng ta làm vì muốn các em tốt hơn, đừng để các em có ác cảm và có thái độ không tốt vì điều đó sẽ nguy hiểm.


BẢN GÓP Ý CHUYÊN ĐỀ I- CẤP TRƯỜNG
GIẢI PHÁP  KẾT HỢP GIỮA GVCN VÀ GVBM TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
**********
  1/Với vai trò là một GVCN , khi mới tiếp nhận chủ nhiệm một lớp nào đó dầu năm học , để chuẩn bị tốt cho mối quan hệ giữa HS của lớp mình với các thầy cô giáo bộ môn sẽ dạy lớp mình.Tôi đã chủ động tìm gặp từng GVBM hỏi để nắm bắt yêu cầu của từng môn học như:môn đó có số tiết là bao nhiêu tiết trong tuần, HS cần có bao nhiêu quyển vở, nhãn tên những loại vở đó là gì?,cách ghi bài học, cách  soạn bài ở từng môn như thế nào ,việc chuẩn bị trước một bài mới phải theo yêu cầu  gì?,có bao nhiêu cột KTĐK ,KTTX trong một học kì?
Còn  ở những môn học đánh giá bằng nhận xét thì đòi hỏi HS phải học như thế nào ?
Tất cả những yêu cẩu, trao đổi này Tôi đều ghi chép cẩn thận và trao đổi ngay trong buổi họp PHHS đầu năm học .Để bản thân mỗi PH sẽ là người giúp đỡ mình rà soát cho con em họ từng môn một theo đúng yêu câu.
 2/GVCN cùng GVBM sau vài tuần học là tiến hành phân loại được HS theo lực học và sẽ thành lập dược ban cán sự bộ môn , đôi bạn học tập. Việc chọn ra được những HS học tốt nhất ở mỗi môn học thông qua em HS này GVCN,GVBM rất dễ hướng dẫn các em hỗ trợ mình kiểm tra cách ghi bài, chuẩn bị bài và giúp đỡ được nhiều HS khác trong lớp.
 3/Việc kết hợp kịp thời để xử lí HS vi phạm trong tiết học bị ghi trong sổ đầu bài  với GVBM là rất cần thiết .
 4/GVCN cũng là GVBM trong mỗi  tiết học cần chú ý đến vở ghi bài, vở bài tập… của những HS nghi là chưa cẩn thận kịp thởi uốn nắn, chỉ ra cái sai để HS đó có cách điều chỉnh ngay.
5/Luôn đảm bảo tính công bằng trong nhận xét, đánh  giá tiết học của các lớp , chỉ ra chỗ nào lớp bị trừ điểm chỗ nào chưa trừ điểm mà chỉ cần Lớp phó học tập ghi vào quyển nhật kí hằng ngày để trao đổi với GVCN lớp.
6/Thường xuyên trao đổi , kết hợp với GVCN về những HS có biểu hiện sa sút trong tiết học như ngồi uể oải, ghi chép bài cẩu thả, ghi tiếu bài, không bao giờ phát biểu xây dựng bài, hoặc đề nghĩ đổi chỗ nếu thấy cần thiết.
 7/GVCN phải biết lắng nghe hoặc chủ động tìm gặp GVBM trao đổi về tình hình học tập của HS lớp mình có em nào tiến bộ, em nào chây lười , điểm kém…
 
 
 
GV góp ý kiến
 
 
HỒ THỊ MINH TÂM
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây